Bài mới :
Tài liệu Gần đây

Đề cương Hóa học chi tiết LTĐH cho các sĩ tử 12 (P2)

CHUYÊN ĐỀ 2: HỢP CHẤT GLUXIT(CACBOHYDRAT)
                                                
{[['']]}

ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 12 LTĐH FULL

CHUYÊN ĐỀ 1: DAO ĐỘNG CƠ HỌC
{[['']]}

Đề cương Hóa học chi tiết LTĐH cho các sĩ tử 12 (P 10-11-12)

CHUYÊN ĐỀ 10: SẮT, ĐỒNG VÀ CÁC KIM LOẠI KHÁC
 CHỦ ĐỀ 1. SẮT VÀ HỢP CHẤT 
{[['']]}

Đề cương Hóa học chi tiết LTĐH cho các sĩ tử 12 (P 8-9)

CHUYÊN ĐỀ 8: KIM LOẠI IA,IIA VÀ HỢP CHẤT
{[['']]}

Đề cương Hóa học chi tiết LTĐH cho các sĩ tử 12 (P 6-7)

CHUYÊN ĐỀ 6: SỰ ĐIỆN LY
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT ĐIỆN LY- ĐỘ ĐIỆN LY –HẰNG SỐ ĐIỆN LY

BÀI 1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI
  1. Khái niệm
  2. Phương trình điện ly
  3. Phân loại
  4. Định luật bảo toàn điện tích
BÀI 2. BÀI TOÁN VỀ LIÊN QUAN VỀ ĐỘ ĐIỆN LI VÀ HẰNG SỐ ĐIỆN LI
  1. Các bài toán liên quan đến Kc, C,α
  2. Sự chuyển dịch cân bằng điện ly

CHỦ ĐỀ 2. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION 


BÀI 1. PHƯƠNG TRÌNH ION
  1. Cách viết phương trình ion
  2. Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion
BÀI 2. GIẢI TOÁN THEO ION
  1. Áp dụng định luật trung hòa điện
  2. Giải bài tập bằng phương trình ion
CHỦ ĐỀ 3. AXIT – BAZƠ – MUỐI

BÀI 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
  1. Axit, bazơ, lưỡng tính, muối
  2. Xác định tính axit, bazơ của ion và môi trường của dung dịch muối
BÀI 2 : BÀI TẬP VỀ AXIT, BAZƠ; HỢP CHẤT LƯỠNG TÍNH. 

CHỦ ĐỀ 4. pH CỦA DUNG DỊCH

BÀI 1. TÍNH pH CỦA DUNG DỊCH AXIT MẠNH, BAZƠ MẠNH.
  1. Trường hợp Caxit >> 10-7 ; C bazơ  >>10-7
  2. Trường hợp C axit  ~ 10-7; C bazơ  ~ 10-7

CHUYÊN ĐỀ 7: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
CHỦ ĐỀ 1. LÝ THUYẾT VỀ CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

BÀI 1: VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
  1. Vị trí của kim loại và đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại
  2. So sánh tính chất vật lí của kim loại: tỉ khối, độ cứng, độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, kiểu mạng tinh thể ...
BÀI 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
  1. Tác dụng phi kim
  2. Tác dụng với nước
  3. Tác dụng với axit
  4. Tác dụng với kiềm
  5. Tác dụng với muối
BÀI 3: DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
  1. Đặc điểm cấu tạo, nguyên tắc sắp xếp dãy điện hoá
  2. Quy tắc α và chiều phản ứng, dự đoán khả năng xảy ra phản ứng
BÀI 4:  ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
  1. Nguyên tắc điều chế kim loại
  2. Phương pháp thuỷ luyện
  3. Phưong pháp nhiệt luyện   
  4. Phương pháp điện phân
  5. Câu hỏi có nội dung tổng hợp
BÀI 5: ĂN MÒN KIM LOẠI
  1. Ăn mòn hoá học
  2. Ăn mòn điện hoá
  3. Các biện pháp chống ăn mòn
BÀI 6: PIN ĐIỆN

CHỦ ĐỀ 2. BÀI TẬP TOÁN CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 

BÀI 1: KIM LOẠI TÁC DỤNG DUNG DỊCH AXIT
  1. Kim loại tác dụng với axit không có tính oxi hoá ở gốc axit:
    • Kim loại IA, IIA(-Mg,Be) tác dụng với dd axit
    • Các kim loại khác tác dụng với dd axit 
  2. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hoá ở gốc axit
    • Kim loại có tính khử mạnh + HNO3(H2SO4), chú ý gây lừa NH4NO3
    • Kim loại có tính khử trung bình yếu + HNO3(H2SO4),
    • Tính oxi hoá của NO3- trong môi trường H+, OH-.
    • Bài tập tổng hợp
BÀI 2: KIM LOẠI TÁC DỤNG DUNG DỊCH MUỐI
  1. Đối với kim loại tác dụng được với nước ở to thường.
    • Với muối có bazơ lưỡng tính
    • Hệ muối amoni
    • Hệ muối của kim loại có bazơ không tan
  2. Đối với các kim loại không tác dụng với nước
    • Một kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối
    • Một kim loại tác dụng với dung dịch 2 (nhiều) muối
    • 2 (nhiều) kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối
    • 2 (nhiều) kim loại tác dụng với dung dịch 2(nhiều) muối
  3. ÁP DỤNG các kỹ thuật giải toán:
    • +) chặn khoảng, giả sử
    • +) chọn mốc so sánh và TGKL
    • +) Quan hệ giữa số mol muối phản ứng và khối lượng chất rắn tạo thành.
    • +) Quan hệ giữa khối lượng hỗn hợp kim loại phản ứng và khối lượng của kim loại tạo thành
    • +) Bảo toàn e, vv...
BÀI 3: KIM LOẠI TÁC DỤNG DUNG DỊCH KIỀM
  1. Kim loại tan được trong nước tác dụng với dung dịch kiềm
  2. Kim loại có bazơ lưỡng tính tác dụng với dung dịch kiềm
  3. Hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với dung dịch kiềm
BÀI 4: PHẢN ỨNG KHỬ OXIT KIM LOẠI
  1. Chất khử là chất khí (CO, H2, NH3, ...)
    • Bài toán khí than ướt.
  2. Chất khử là chất rắn (kim loại, cacbon)
  3. Bài tập tổng hợp
BÀI 5: BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ KIM LOẠI 
    
CHỦ ĐỀ 3. ĐIỆN PHÂN 

BÀI 1: THỨ TỰ ĐIỆN PHÂN Ở CATÔT, ANÔT
BÀI 2: ĐIỆN PHÂN NÓNG CHẢY
  1. Muối
  2. Hiđroxit.
  3. Oxit.   
BÀI 3: ĐIỆN PHÂN DUNG DỊCH
     1.  Điện phân dung dịch một chất tan:
          a) Điện phân dung dịch axit:
              + Axit không chứa oxi.
              + Axit có chứa oxi.
          b) Điện phân dung dịch bazơ mạnh.
          c) Điện phân dung dịch muối:
              + Muối của các ion không bị điện phân.
              + Muối của các ion đều bị điện phân.
              + Muối của cation bị điện phân với gốc axit không bị điện phân.
              + Muối của cation không bị điện phân với gốc axit bị điện phân.
    2.  Điện phân dung dịch chứa nhiều chất tan:
           a) Các chất tan có cùng cation (hoặc các cation không bị điện phân)
           b) Các chất tan có cùng anion (hoặc các anion không bị điện phân)
           c) Các chất tan không cùng cation, không cùng anion.
    3. Điện phân với cực dương bị tan

    4. Bài toán mắc nối tiếp các bình điện phân
{[['']]}

Đề cương Hóa học chi tiết LTĐH cho các sĩ tử 12 (P4-5)

CHUYÊN ĐỀ 4: HỢP CHẤT CAO PHÂN TỬ (POLIME)

{[['']]}

Đề cương Hóa học chi tiết LTĐH cho các sĩ tử 12 (P3)

CHUYÊN ĐỀ 3: AMIN -AMINOAXIT- PEPTIT


{[['']]}

Đề cương Hóa học chi tiết LTĐH cho các sĩ tử 12 (P1)

ĐỀ CƯƠNG KHÓA HỌC
Khóa học được kết tinh từ 14 năm kinh nghiệm luyện thi đại học của tác giả; với 16 chuyên đề bao gồm toàn bộ chương trình hóa học lớp 12,11, 10. Các chuyên đề được chia thành các đề mục khoa học bao gồm hầu hết các dạng bài tập. Trong mỗi dạng bài tập có rất nhiều ví dụ từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy khóa học này phù hợp với rất nhiều đối tượng, chỉ cần có học lực từ trung bình trở lên đã có thể tham gia được khóa học này.
{[['']]}

555 câu trắc nghiệm Dao Động Cơ Học


{[['']]}

Liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều

I. Về vòng tròn lượng giác

Hầu hết các bài tập về dao động cơ điều hòa đều có thể giải nhanh hơn nhờ sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều. Do đó, việc nắm vững được kiến thức về vòng tròn lượng giác là rất cần thiết. Hình sau đây là hình ảnh mà các bạn nên rèn luyện để có thể tự vẽ lại được trên giấy và hình dung được trong đầu mỗi khi cần dùng đến.

II. Căn bản về dao động điều hòa

1. Dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng.
2. Dao động tuần hoàn là dao động mà trong đó một trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. Khoảng thời gian này được gọi là chu kỳ dao động.
3. Dao động điều hòa là dao động có quỹ đạo là một đoạn thẳng và có li độ là một hàm sin hay cosin theo thời gian. Phương trình li độ có dạng chuẩn (thường dùng) là:  
Trong đó
x là li độ của vật (ta hiểu là độ lệch vị trí của vật so với vị trí cân bằng) (Đơn vị là m hay cm)
A là biên độ dao động (hay li độ cực đại) (Đơn vị là m hay cm)
 là tần số góc của dao động (Đơn vị là rad/s)
  là pha ban đầu (Đơn vị là rad) 

(là pha dao động tại thời điểm t (gọi vắn tắt là pha của li độ(Đơn vị là rad) 

Dưới đây là ảnh động minh họa dao động điều hòa: 
  • Hình giữa: Vật m (màu đỏ) dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Vị trí cân bằng là vị trí của vật m khi nó còn đứng yên được đánh dấu bằng đoạn ------. Vị trí biên trên là vị trí cao nhất của vật; vị trí biên dưới là vị trí thấp nhất của vật. 
  • Hình bên trái (Example 1) và hình bên phải  (Example 2) là minh họa dao động điều hòa trong thực tế: Hình bên trái là con lắc lò xo; hình bên phải là con lắc xoắn.
Chú ý: Quỹ đạo của một vật dao động điều hòa là một đoạn thẳng có chiều dài bằng 2 lần biên độ A.
4. Liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều
Một chất điểm P dao động điều hòa trên một đoạn thẳng với tần số góc   luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ góc   lên một đường kính là đoạn thẳng đó.
Giải thích: Xét một điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ góc    trên vòng tròn tâm O, bán kính bằng  A theo chiều dương lượng giác (ngược chiều kim đồng hồ)
  • .Lúc t = 0: M ở vị trí Mo ứng với đỉnh cung bằng pha ban đầu   của dao động điều hòa. Hình chiếu của điểm Mo lên đường kính mang trục Ox cho ta biết vị trí và hướng chuyển động của điểm P dao động điều hòa lúc t = 0.
  • Tại thời điểm t: M ở vị trí Mt ứng với đỉnh cung bằng pha dao động ( ) tại thời điểm này. Hình chiếu của điểm Mt lên đường kính mang trục Ox cho ta biết vị trí và hướng chuyển động của điểm P dao động điều hòa lúc t đang xét.
Nhận xét: Trong thời gian t giây, điểm M chuyển động tròn đều (gắn liền với điểm P dao động điều hòa đang xét) đi được một cung bằng  theo chiều dương lượng giác., nghĩa là bán kính OM quay được một góc là  cũng theo chiều dương lượng giác.
Xem video minh họa về liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều

Liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều



5. Chu kỳ là khoảng thời gian ngắn nhất để một trạng thái dao động đựoc lặp lại như cũ (cũng chính là khoảng thời gian mà vật thực hiện được một dao động), ký hiệu là T, đơn vị là giây (s)
Công thức liên hệ giữa chu kỳ vâ tần số góc là  
Thời gian một chất điểm dao động điều hòa đi từ li độ đặc biệt này đến li độ đặc biệt khác cho bởi hình sau:
6.. Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây, bằng nghịch đảo của chu kỳ, ký hiệu là f, đơn vị là Hz.
  •   Công thức liên hệ giữa tần số và chu kỳ là 
  • Công thức liên hệ giữa tần số và tần số góc là  
6. Vận tốc trong dao động điều hòa là đạo hàm của li độ x theo t : v = x'
Nếu li độ của chất điểm dao động điều hòa có phương trình   thì vận tốc có phương trình   
Vì   và  nên có thể biến đổi phương trình v ở trên thành
 Ta thấy rằng:
  • Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa cũng biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng sớm pha     so với li độ (v là đại lượng đại số).
  • Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại      khi nó qua vị trí cân bằng (qua li độ x = 0).
7. Hệ thức độc lập trong dao động điều hòa: Vì vận tốc v là li độ x của dao động điều hòa vuông pha nhau nên giữa v và x có hệ thức độc lập (chứng minh được bằng cách bình phương tỉ số x/A rồi cộng với bình phương của tỉ số v/vmax)
   
tương đương với

8. Gia tốc trong dao động điều hòa là đạo hàm bậc 2 của li độ x theo t : a = x"
Dễ dàng chứng minh được rằng dù phương trình li độ có dạng sin hay dạng cos thì quan hệ giữa gia tốc và li độ là  
Ta thấy rằng:
  • Gia tốc trong dao động điều hòa ngược pha (đối pha) với li độ, tức là sớm pha    so  với vận tốc.
  • Gia tốc trong dao động điều hòa có độ lớn cực đại   khi vật ở một trong hai vị trí biên (x = + A hoặc x = - A).
Chú ý: Vì gia tốc a cũng vuông pha với vận tốc v nên giữa a và v cũng có hệ thức độc lập


9. Cơ năng dao động của một chất điểm dao động điều hòa bảo toàn (không đổi) và tỉ lệ với bình phương biên độ dao động của vật, ký hiệu là W, đơn vị J (đọc là "jun")
 
Trong đó:
  • Wt là thế năng:
  

  • Wđ là động năng

Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số f' bằng 2 lần tần số f của li độ, nghĩa là có chu kỳ T' bằng 1/2 chu kỳ T của li độ.
10. Lực kéo về (còn gọi là lực hồi phục hay hợp lực gây ra dao động điều hòa) là một đại lượng vectơ có hướng luôn luôn hướng về vị trí cân bằng và tuân theo định luật II Niutơn: Fkv = m.a trong đó a là gia tốc của vật. Fkv là đại lượng đại số.

Ta thấy rằng:
  • Độ lớn của lực kéo về là 

  • Lực kéo về có độ lớn cực đại  khi vật ở một trong hai vị trí biên.(x = +A hoặc x = - A) và triệt tiêu (bằng 0) khi vật qua vị trí cân bằng (x = 0).
  • Với hệ con lắc lò xo (xem bài con lắc lò xo) ta có 

nên suy được:  F
kv = - k.x , do đó, đối với hệ này thì Fkvmax = k.A
{[['']]}

Bài tập làm văn số 1 lớp 11. Đề: Quan điểm về ý kiến của Thân Nhân Trung

Bài viết số 1 lớp 11 đề  2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442"

Bài làm
 
Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, ông ghi nhận về trí thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống cấp.” Theo tôi hiểu, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đấy chính là khát vọng của cả dân tộc. Nếu nói theo nghĩa đen của Đông y, “nguyên khí” không mùi, không màu, không vị nhưng con người không có nguyên khí là con người chết. Nguyên khí chính là sức sống của mỗi quốc gia. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cắp sách đến trường, tôi đã được các thày cô dậy về lòng tự hào quê hương Thái Bình đã sản sinh ra nhà bác học, nhà giáo Lê Quý Đôn, ông đã có những nhận định trở thành chân lý cho mọi thời đại “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” có nghĩa là đất nước muốn hưng vượng phải nhờ vào trí thức.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức cho đến nay vẫn chưa định hình. Hiền tài đương nhiên là trí thức. Người xưa, quan niệm trí thức là người được học rộng, biết nhiều, có trình độ đào tạo cao hơn mặt bằng chung của xã hội. Theo từ điển :”Trí thức là người sử dụng trí tuệ làm việc, nghiên cứu, phản ánh, dự đoán hoặc để hỏi và trả lời các các câu hỏi liên quan hàng loạt những ý tưởng khác nhau”. C.Mac định nghĩa :” Trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”.
Ngày nay, theo quan điểm chính thống, trí thức là những người lao động trí óc. Thái độ của trí thức là thước đo sự tiến triển của chế độ. Gs Cao Huy Thuần đại học Picardie (Pháp) định nghĩa :“Ai đánh thức không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức bất kỳ họ là ai”. J.P.Sartre, triết gia lừng danh người Pháp đã nói “Nếu ai đó chế tạo ra quả bom nguyên tử, thì người đó là bác học, chỉ khi nào ông bác học ý thức được cái khí giới giết ngươi ghê gớm ấy, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ta là trí thức”.
Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Đông-Tây, kim-cổ người có thực tài và là người trí thức chân chính đều có “mẫu số chung” trong cách ứng xử với xã hội và tầng lớp cầm quyền. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng. Thời Tam quốc chí, Lưu Bị được lên làm vua cai trị nước Thục nhờ sáng suốt biết thu phục nhân tâm và trọng dụng người tài. Điển hình là ông đã 3 lần thực tâm cầu hiền, không quản đường xa, khẩn cầu Khổng Minh một nhân tài đa mưu, túc kế ra phò tá làm quân sư. Tần Thủy Hoàng vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên có công thống nhất đất nước nhưng cai trị đất nước bằng bạo quyền, đốt sách, không coi trọng trí thức chỉ được thời gian ngắn đất nước lại hỗn loạn, phân ly.
Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có, tri thức sẽ nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức lãnh đạo biết khơi dạy, hòa đồng cùng với nhân dân xả thân vì nghiệp lớn. Bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt xác định chủ quyền của đất nước “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hay bản hùng văn lịch sử của Nguyễn Trãi :”Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các tiền nhân biết coi trọng và sử dụng trí thức là các nhà quân sự, nhà tư tưởng chiến lược của thời đại.
Mặc dù, chế độ phong kiến chỉ cho phép sĩ phu tiến thân trong chốn quan trường nhưng các bậc trí thức hiền tài khi thấy ý kiến của mình không được Vua tôn trọng, đã sẵn sàng rũ áo, từ quan về ở ẩn. Ông Chu Văn An nổi tiếng là bậc Thánh hiền, ngay khi đỗ Thái học sinh, ông từ chối làm quan, không màng danh lợi về quê mở trường dạy học có nhiều môn sinh. Vua Trần Minh Tông biết tài của Chu Văn An mời ông vào triều dạy học cho thái tử và các con đại thần. Đến đời vua Trần Dụ Tông thấy nhiều đại thần xung quanh Vua là nịnh thần, tham quan, nhà giáo Chu Văn An đã dũng cảm dâng sớ, hạch tội và xin chém 7 kẻ tội thần. Vua không nghe, ông liền treo ấn, từ quan về ở ẩn. “Thất trảm sớ” nổi tiếng của nhà giáo Chu Văn An vẫn còn được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Thời Vua Quang Trung, biết rõ Ngô Thời Nhậm có tật nhưng vẫn sử dụng vì biết ông ta có tài. Tiếc thay, bậc minh quân tài giỏi như vua Quang Trung lại đoản thọ nên nghiệp lớn vẫn còn dở dang.
Năm 1930, thời kỳ đầu của cách mạng, tư tưởng của một số người có thẩm quyền xuất phát từ nền kinh tế “tiểu nông” lạc hậu, nên đã ấu trĩ đề ra chính sách sai lầm coi trí thức như kẻ thù cần đả phá với khẩu hiệu “ Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Thời thế tạo ra anh hùng. May mắn cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh xuất hiện với tư duy, tầm nhìn sáng suốt, khôn ngoan nhờ tích lũy và sàng lọc theo thời gian trong những năm tháng lăn lộn ở xứ người đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, một nhân tố cực kỳ quan trọng để gọi dạy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ bỏ cuộc sống “nhung lụa”, bất chấp hiểm nguy, vào bưng, ra chiến khu đi theo kháng chiến tiêu biểu như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Hữu Thọ vv…Khi thành lập Chính phủ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công thư “Tìm người tài đức” đăng báo để công khai, minh bạch vì Bác sợ rằng “không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những người tài đức không thể xuất thân”. Bác Hồ đã làm công tác cán bộ trên cơ sở dựa vào thành ý và minh tâm của dân để tuyển chọn và sử dụng người tài, chứ không cho rằng công tác tổ chức là chỉ thuộc về Đảng, làm trong nội bộ Đảng rồi đưa ra thuyết phục, thường là áp đặt, để dân chấp nhận.
Sau này, một số người có thẩm quyền với cách nhìn hẹp hòi, thiển cận về lý lịch, thành phần đã chuyên quyền, bỏ qua không đào tạo và sử dụng nhiều người có năng lực, và chí khí cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước. Họ chưa thấm nhuần lời dậy của Hồ Chủ Tịch: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý”. Ngày nay, cơ chế và tuyển chọn cán bộ vẫn còn “chuyên quyền”, dễ thấy nhất là sự hẹp hòi, thiển cận không dám dùng và không biết dùng những người có thực tài ngoài Đảng. Thời đại ngày nay, do nền kinh tế thị trường, những trí thức có năng lực thực sự và tự trọng cao, không còn chí thú theo đuổi, cố bám vào cái ghế quyền lực để tiến thân. Có những lúc các cụ ta phải kêu lên:
“Nhân tài như lá mùa thu
Tuấn kiệt như sao biển sớm”
Đó là lúc báo hiệu đất nước sẽ suy vong, lòng người ly tán. Bởi vậy, nhiều người cho rằng, nếu Đảng và Nhà nước không có cơ chế tuyển chọn công khai, minh bạch (trí thức thích thi thố tài năng) và chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp thì rất khó tuyển chọn được những người hiền tài cho đất nước. Người được tuyển chọn trong vòng luẩn quẩn “chuyên quyền” đó, dễ dẫn đến một số người lọt vào “mắt xanh” của Đảng nhưng lại không đủ tâm và tầm để sử dụng nguồn nhân lực có trí tuệ, người giúp việc tài giỏi hơn mình.
Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả.

{[['']]}

Bài tập làm văn số 1 lớp 11. Đề: Cái thiện và ác trong truyện "Tấm Cám"

Bài viết số 1 lớp 11 đề 1: Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

                                                                              Bài làm
 
Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.
Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?
Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.
Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.
Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???
Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.
Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.
Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ...
Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

{[['']]}

TestIQ - Kiểm tra trí thông minh của bạn !

Đến với IQtest, bạn có 39 câu hỏi và thời gian trả lời là 40 phút. Các câu hỏi đều là hình ảnh, chúng sẽ xoay ngang, dọc, đứng ở các vị trí khá khó để bạn nhận ra. Hãy thử sức mình cùng Tôi Học Tốt nhé !
{[['']]}

Chuyên đề Hệ phương trình lớp 12 và LTĐH


{[['']]}
 
Hỗ trợ : anony0812@gmail.com
Copyright © 2014-2015. Tôi Học Tốt - All Rights Reserved
Thiết kế bởi: Tôi Học Tốt . Proudly powered by Blogger
Vui lòng ghi rõ nguồn tài liệu khi chia sẻ từ Tôi Học Tốt nhé!